Chăm Sóc Hoa

Chia sẽ cách chăm sóc hoa mai, hoa lan, hoa hồng và các loại hoa, cây trồng trong nhà

  • Home
  • Cây Cảnh
    • Cây Ăn Quả
    • Cây Nội Thất
    • Cây Thủy Sinh
  • Cây Rau Sạch
  • Chăm Hoa
    • Hoa Ban Công
    • Hoa Chậu Treo
    • Hoa Leo
  • Hoa Hồng
  • Chăm Sóc Hoa Lan
You are here: Home / Hoa Hồng / Phòng và Diệt trừ bọ trĩ gây hại cho CÂY HOA HỒNG

Phòng và Diệt trừ bọ trĩ gây hại cho CÂY HOA HỒNG

Tháng Ba 6, 2018 By admin

Hoa hồng thường phát triển mạnh vào mùa thu và mùa đông với thời tiết se lạnh, cây hoa hồng sẽ thích hợp hơn, tuy nhiên vào mùa xuân cây hoa hồng có được thời tiết thuận lợi để phát triển , nhung cùng với đó là sâu bệnh hại cây hoa hồng cũng phát triển theo. Bệnh thường gặp nhất là bọ trĩ gây hại trên cây hoa hồng, với những lá non sau đó lan ra tới nụ hoa và khi bệnh trĩ lan tới đâu thì lá thường bị chat xém và hoa không nở có màu thâm đen, hoa nhỏ , còi cọc.

  • Chăm sóc cây thạch hộc tia- tiên dược chữa bệnh
    Cách trồng và chăm sóc gừng năng xuất cao

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỌ TRĨ GÂY HẠI CHO CÂY HOA HỒNG

Con bọ trĩ hay con bù lạch (rầy lửa) có kích thước rất nhỏ chỉ gần 1mm, nên chúng ta khó có thể nhìn chúng bằng mắt thường. Do đó, chúng ta thường chỉ phát hiện sự gây hại của bọ trĩ thông qua các biểu hiện, dấu hiệu trên lá hồng, đọt non, nụ hoa hồng….

   

Bọ trĩ thường xuất hiện ở mặt dưới lá và mặt trên của lá bọ trĩ trích hút dinh dưỡng của lá, làm cho lá xoăn lại và rụng xuống, khi lá cây hoa hồng bị bọ trĩ trích hút trên mặt lá thường xuất hiện các quần đen loang lỏ màu nâu đen.

Riêng đối với ngọn hồng non bọ trĩ thường trích hút chất dinh dưỡn sẽ làm ngọn cây hoa hông bị quang queo, các mép lá non uốn lượn dị dạng, chồi non bị thâm đen và phát triển chậm lại

Con bọ trĩ trưởng thành có thể bay xa và di chuyển theo hướng gió, vì thế mức độ lây lan của bọ trĩ rất nhanh và gây thiệt hại nặng nề cho vườn hồng cho dù đó là hồng nội hay hoa hồng ngoại. Chúng không chỉ làm mất đi vẻ đẹp của lá, của hoa hồng mà điều quan trọng là chúng làm cây hồng mất đi sức sống 1 cách nghiêm trọng. Cây đã bị bọ trĩ chích hút dù có diệt trừ xong thì vẫn để lại di chứng khá nặng. Cây hồng trông xấu xí, rất chậm phát triển. Mất nhiều tháng trời sau đó cây mới ra được tược non mới.

CÁCH PHÒNG VÀ DIỆT TRỪ BỌ TRĨ GÂY HẠI CÂY HOA HỒNG

Giảm mật độ trồng giữa các cây hoa hồng, không để các tán cây hồng sát nhau, tạo điều kiện để bọ trĩ lây lan từ cây này sang cây khác. Mật độ trồng thích hợp là cây này cách cây kia trung bình 50-100cm tùy vào kích thước cây hồng.

+ Cắt tỉa:  lại các cành nhánh hoa hồng tạo độ thông thoáng cho vườn hồng.

+ Chú ý : chế độ bón phân dinh dưỡng cho cây hoa hồng. Trong lúc vườn hồng đang bị bọ trĩ tấn công thì ngưng hoàn toàn các loại phân bón cho dù là phân bón lá cho cây hoa hồng, hay phân bón gốc (Vì khi bón phân vô tình cung cấp dinh dưỡng vào lá làm mật độ bọ trĩ tăng lên). Không sử dụng kết hợp phân bón lá với thuốc trị bọ trĩ trong giai đoạn bọ trĩ đang gây hại cho vườn hồng. Mà tập trung diệt trừ bọ trĩ trước đã.

PHUN THUỐC TRỪ BỌ TRĨ

Sử dụng các loại thuốc đặc trị bọ trĩ, thông thường thuốc trị bọ trĩ chia làm 2 loại:

Thuốc dùng phòng ngừa bọ trĩ

Thuốc dùng diệt trừ bọ trĩ khi đã gây hại

Nếu vườn hồng đã bị bọ trĩ gây hại nặng nên kết hợp 2-3 loại thuốc đặc trị bọ trĩ như:

Radiant 60SC kết hợp với Marshal 200 SC (Thuốc của VFC có tác dụng tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn mạnh, có khả năng hấp thu và di chuyển nhanh trong cây) hoặc Ascend 20 SP hoặc Confidor 100 SL, 700WG.

   

Bọ trĩ thường trú ẩn ở mặt dưới lá nên khi phun phải chú ý phun cả 2 mặt lá. Và phun vào lúc chiều mát hoặc lúc sáng sớm.

Dantotsu 50WDG (có thể kéo dài được 5-7 ngày khi bọ trĩ ở mật số cao vì có tính lưu dẫn và thẩm thấu) của công ty Sumitomo.

BM Promart công ty Benh Meyer.

MOVENTO 150OD của công ty Bayer.

 

Khi bọ trĩ đã gây hại nặng cho cây hoa hồng, cần phải phun thuốc đến 3 đợt.

Lần 1: Sau khi phun lần đầu tiên, Lần 2: thì 3 ngày sau cần phun nhắc lại 1 lần nữa. Lần 3: sau khi phun lần 2 một tuần lễ. Đến khi thấy lá non đã ra bình thường không còn dấu hiệu của bọ trĩ nữa thì mới ngưng thuốc. Ưu tiên sản phẩm thuốc diệt bọ trĩ dạng WDG, WG vì không gây nóng cây hồng.

+ Ngoài ra, khi vườn hồng đã hết bọ trĩ cần phun ngừa định kỳ: 7-10 ngày/lần.

Bạn đang xem :Phòng và Diệt trừ bọ trĩ gây hại cho CÂY HOA HỒNG

Xem thêm bài viết:

  • Cách trồng hoa hồng nhiều bông không sợ sâu
  • Cách phòng Bệnh thối đen thân trên cây hoa hồng
  • Cách phòng và trị bệnh rỉ sắt trên cây HOA HỒNG
  • Cách trồng và chăm sóc cây hoa hồng xinh đẹp
  • Cách trồng và chăm sóc hoa hồng tỉ muội

Filed Under: Hoa Hồng

Giới Thiệu

Chăm Sóc Hoa (chamsochoa.com) là website tổng hợp và chia sẽ những kinh nghiệm về trồng hoa, trồng cây cảnh, cây ăn quả, cây nội thất, cây thủy sinh, cây rau sạch, chăm sóc các loại hoa và cây.

rượu gừng nghệ sau sinh
  • nến tealight giá bao nhiêu tiền
  • nến điện tử hà nội
  • benh vien thu cuc
  • Bài Viết Mới

    Cách làm mứt chuối

    Cách làm mứt chuối khô càng ăn càng thèm

    Cách làm chân ngâm giấm

    Cách làm chân gà ngâm giấm ngon tứ tuyệt

    Cách làm mứt bí

    Cách làm mứt bí thơm ngon ăn vặt ngày tết

    Cách nấu canh cua đồng

    Cách nấu canh cua đồng rau đay giải nhiệt mùa hè

    Cách làm mứt khế dẻo cực ngon cực đơn giản

    Cách làm bánh sầu riêng thơm nứt mũi

    Cách làm mứt khoai tây

    Cách làm mứt khoai tây ngon nhất hệ mặt trời

    Copyright © 2019 · chamsochoa.com